Hủy bỏ và khôi phục Tên lửa đẩy Energia

Việc sản xuất tên lửa Energia kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô và sự kết thúc của dự án tàu con thoi Buran. Kể từ đó, đã có những tin đồn dai dẳng về việc đổi mới sản xuất, nhưng với thực tế chính trị, điều đó rất khó xảy ra. Trong khi Energia không còn được sản xuất, tên lửa đẩy Zenit vẫn được sử dụng cho đến năm 2017. Tên lửa đẩy Zenit sử dụng cụm 4 tên lửa đẩy phụ trợ, đốt nhiên liệu kerosene và ô xy lỏng với cùng một loại động cơ RD-170 từ tên lửa đẩy Energia. Dẫn xuất của nó, RD-171, được sử dụng trên tên lửa Zenit. Dẫn xuất với kích thước bằng 1/2, động cơ RD-180, được sử dụng trên tên lửa đẩy Atlas V của Lockheed Martin, trong khi động cơ RD-191, được sử dụng trên tên lửa Naro-1 của Hàn Quốc (thực chất là động cơ RD-151-một phiên bản xuất khẩu đã giảm bớt lực đẩy) và dòng tên lửa Angara của Nga. Động cơ RD-181, dựa trên động cơ RD-191, được sử dụng trên tên lửa đẩy Antares.[15]

Vào tháng 8 năm 2016, Nga lên kế hoạch chế tạo tên lửa đẩy siêu nặng dựa trên các thành phần của tên lửa Energia, thay vì tiếp tục phát triển dự án tên lửa đẩy Angara A5V có tải trọng mang thấp hơn.[16] Điều này giúp cho sứ mệnh thành lập căn cữ vĩnh viễn trên mặt trăng của Nga có thể thành hiện thực, một cách đơn giản hơn, thay vì phải phóng 4 tên lửa Angara A5V với tải trọng 40 tấn, chỉ cần phóng một tên lửa siêu nặng có thể mang tải trọng 80-160 tấn.[17]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tên lửa đẩy Energia http://www.astronautix.com/craft/buran.htm http://www.astronautix.com/p/polyus.html http://www.buran-energia.com/energia/energia-carac... http://www.buran-energia.com/energia/energia-desc.... http://www.buran-energia.com/polious/polious-desc.... http://k26.com/buran/index.html http://www.popularmechanics.com/space/rockets/a163... http://www.russianspaceweb.com/energia.html http://spaceflightnow.com/news/n1407/09angara/#.U7... http://web.mit.edu/slava/space/essays/essay-krivon...